Liên kết website

Thống kê truy cập

Thông tin tuyên truyền

Tuyên truyền phòng, chống bệnh Lao

05/04/2024 16:47 16 lượt xem

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao trên thế giới. Mỗi ngày có hơn 4100 người tử vong vì bệnh lao và gần 28.000 người mắc. Kể từ năm 2000, với những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại bệnh lao, ước tính khoảng 66 triệu người đã được chữa khỏi.

“Tại Việt Nam, chấm dứt bệnh lao có nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của hơn 10.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao quốc gia cho biết.

Với chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2022 của Việt Nam là “Giảm thiểu tác động của Covid-19 -Tập trung nguồn lực -Tăng cường phát hiện bệnh lao”.

“Trước những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến tiến trình thanh toán bệnh lao vào năm 2030, chủ đề trên nhấn mạnh năm 2022 này sẽ là lúc để chúng ta giảm thiểu những tác động của dịch bệnh,thích ứng an toàn với dịch bệnh trong bối cảnh mới, đặc biệt là tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống lao, trong đó tăng cường, chủ động sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao là một bước đi điển hình, đột phá có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong bối cảnh hiện nay”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung khẳng định.

Vì vậy mỗi chúng ta cần hiểu rõ về bệnh Lao và biết cách phòng tránh.

   1.Những dấu hiệu của bệnh lao phổi:

Ho khạc kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh lao phổi, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác:

– Ho ra máu;

– Sốt nhẹ kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm;

– Đau tức ngực;

– Gầy sút cân.

2.Phòng lây nhiễm bệnh lao cho cộng:

– Trẻ em tháng đầu sau sinh cần được tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;

– Mọi người khi ho kéo dài hơn 02 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;

– Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày;

– Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;

Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh lao cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện sớm, để tránh lây bệnh cho người khác.

Nguồn: Phòng Dân số- Truyền thông và GDSK- TTYT Tiên Yên

Tin khác