Liên kết website

Thống kê truy cập

Phổ biến PL - Tiếp cận TT

Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tháng 12 năm 2023

21/12/2023 10:30 28 lượt xem

Nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của Luật Thanh niên năm 2020; Xây dựng luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế đến cán bộ và Nhân dân trên địa bàn thành phố.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố (PBGDPL) tuyên truyền, phổ biến Đề cương tuyên truyền Xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

           I. KẾT QUẢ XÂY DỰNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT QUÂN LÝ, SỬ DỤNG VŨKHÍ, VẬT LIỆU NỖ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ (SỬA ĐÔI)
         1. Ngày 30/8/2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định
số 1015/QĐ-TTg phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quân lý của các bộ, cơ quan ngang bộ.

2. Ngày 28/7/2022, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định số 5714/QĐBCAV03 phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an.

3. Ngày 13/10/2022, Bộ Công an có Công văn số 3590/BCA-V03 phân công đơn vị xây dựng văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an.

4. Ngày 01/02/2023, Bộ Công an ban hành Kế hoạch lập đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bỏ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Kế hoạch số 38/KH-BCA-C06 ngày 02/02/2023 tổng kết 05 năm thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Kế hoạch số 684/KH-C06-P3 ngày 08/02/2023 tổ chức kiểm tra, khảo sát phục vụ lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật tại 15 địa phương.

5. Ngày 11/5/2023 Bộ Công an có Công văn số 1455/BCA-C06 đề nghị 11 bộ, ngành tham gia ý kiến vào dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật và phối hợp với V03 đăng tải dự báo Báo cáo đánh giá tác động chính sách, báo cáo tổng kết 05 năm thị hành Luật trên cổng thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Công an để xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

6. Ngày 26/7/2023, Bộ Công an có Công văn số 2499/BCA-C06 đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

7. Ngày 10/8/2023, Bộ Tư pháp có Báo cáo thẩm định số 142/BCTĐ-BTP về việc thấm định hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khi, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). 

8. Ngày 14/8/2023, Bộ Công an có tờ trình số 473/TTr-BCA-C06 trình Chính phủ cho ý kiến vào hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), gồm: Tờ trình, Báo cáo đánh giá tác động, Đề cương chi tiết dự thảo Luật, Báo cáo tổng kết, Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, Báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến thẩ định của Bộ Tư pháp; Bảng tổng hợp tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành; Bảng tổng hợp rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Tài liệu tổng hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý các loại dao, công cụ phương tiện có tính sát thương.

9. Ngày 16/8/2023, Thường trực Chính phủ tổ chức họp cho ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nồ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), trong đó: Nhất trí cao với sự cần thiết phải xây dựng Luật và các chính sách trong hồ sơ đề nghị

II. NỘI DUNG TẬP TRUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Sự cần thiết xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sữa đổi)

(1) Cơ sở chính trị, pháp lý: Tại Khoàn 2 Điều 14 và Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng và tính mạng con người được pháp luật bảo hộ; không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Trong khi đó, việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ có liên quan trực tiếp đến những quyền này, do đó cần thiết phải quy định việc quản lý, sử dụng các loại phương tiện đặc biệt này bằng luật để đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp về bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Chính vì vây, ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 14/2017/QH14 về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Có thể nói, việc ban hành Luật Quản lý, sử dung vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và các lực lượng khác, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, cũng là một trong những cam kết của Việt Nam trong việc tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống buôn bán bất hợp pháp vũ khí, phòng, chống khủng bố, vũ khí huỷ diệt hàng loạt mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Bên cạnh đó, thời gian qua Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để đầy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bên vững và hội nhập quốc tế như: Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày12/05/2020 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh 2020-2025; Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyền đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phát triễn dữ liệu số quốc gia tạo nền tảng cho triển khai Chính phủ số, bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu chất lượng, thông suốt giữa các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để hỗ trợ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Để triển khai thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ cần thiết phải nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý, sử dụng VK-VLN-CCHT (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu công tác QLNN và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trong tình hình mới.

(2) Cơ sở thực tiễn: Qua 05 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật Quảnlý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, Công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Công an đã tham mưu với Chính phủ chỉ đạo, triển khai Luật Quản lý, sử dụng vũ khí,vật liệu nổ và công cụ hồ trợ đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó: Công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật được tiến hành thường xuyên, rộng rãi, hiệu quả, qua đó đã nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, kết quả trong 05 năm, toàn quốc đã vận động nhân dân giao nộp 99.689 khẩu súng các loại, 17.860 bom, mìn, lựu đạn, 423.390 viên đạn, 3.762,871 kg thuốc nổ, 46.416 kíp nổ, 25.056 công cụ hỗ trợ, 98.895 vũ khí thô sơ, 6.801 linh kiện lắp ráp vũ khí. Công tác phòng ngừa, đầu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã được Chính phủ, các bộ, ngành chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, trong đó, Bộ Công an đã phát huy vai trò nòng cốt, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, từ Bộ đến cơ sở (Công an cấp xã) nên tình trạng tội phạm chế tạo, sản xuất, mua bán, vận chuyền, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã được kiềm chế, kết quả trong 05 năm toàn quốc đã phát hiện, bắt giữ 19.384 vụ, 31.013 đối tượng; thu 4.975 khẩu súng các loại, 706.169 viên đạn, 321 lựu đạn, bom, mìn, 27.165,8 kg thuốc nổ, 106.564 kíp nổ, 15,249 công cụ hỗ trợ, 28.023 vũ khí thô sơ, 21.635 bộ linh kiện lắp ráp vũ khí. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai, thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã phát sinh một số quy định bất cập, không phù hợp, chưa đáp ứng được với tình hình thực tế hiện nay trong công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đếu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, cụ thể như sau:

- Trong 05 năm triển khai, thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các lực lượng chức năng đã đấu tranh phát hiện, bắt giữ 19,384 vụ,31.013 đối tượng vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trơ. Riêng tội phạm chế tạo, mua, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép súng tự chế, vũ khí thô sơ, vũ khí tương tự vũ khí thô sơ (dao, kiếm ...), linh kiện để lắp ráp là 14,804 vụ (chiếm 76%), 22.532 đối tượng (chiếm 72,6%); mua bán, vận chuyển trái phép linh kiện để lắp ráp vũ khí là 743 vụ (chiếm 3,8%), 745 đối tượng (chiếm24%). Như vậy, tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, vũ khí tương tự vũ khí thô sơ và sử dụng các loại dao gây án tiếp tục diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước (năm 2022 xảy ra 1.127 vụ, 1.782 đối tượng, so với năm 2019 tăng 128 vụ = 12,8 %, 350 đốt tượng = 24,4 %), trong đó, nổi lên các băng nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm đường phố (giải quyết mâu thuẫn, gấy rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ…) hoạt động rất manh động, gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng nhưng việc xử lý hình sự đối với các loại đối tượng này gắp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân là do: Luật Quản lý, sử dụng VK-VLN-CCHT quy định các khái niệm về vũ khí chưa khái quát, còn tách bạch giữa vũ khí quân dụng với các loại vũ khí khác, các loại vũ khí này đều được trang bị cho lực lượng vũ trang và các lực lượng khác để thì hành công vụ hoặc đối tượng sử dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng; trong khi đó, việc xử lý hình sự theo quy định tại Điều 304, 306 Bộ luật Hình sự gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật đề chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép cáo loại súng tự chế (súng bắn đạn ghém, súng săn, súng nén ga, súng nén hơi..), vũ khí thô sơ (các loại dao, lưỡi lê, đao, kiếm, giáo, mác, thương, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ) và linh kiện để lắp ráp vũ khí nếu không kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các đối tượng trên sẽ tiểm ẩn nguy cơ gây mất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về lĩnh vực này trong giai đoạn hiện nay thì cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các khái niệm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, một số quy định về hành vi bị nghiêm cấm và công tác quản lý để bảo đảm phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đang quy định 30 Điều về thủ tục cấp các loại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ trong đó, yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải trực tiếp thực hiện các thủ tục nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép kèm theo các loại giấy tờ liên quan đến hồ sơ pháp lý, các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy tờ tuỳ thân của người đến liên hệ. Do đó, để thực hiện cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, đoanh nghiệp và người dân thì cần thiết phải cắt giảm các loại giấy tờ trên và thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công.

- Thực tế hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của các nước trên thế giới có cho, tặng, viện trợ một số loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Việt Nam để phục vụ việc nghiên cứu, sản xuất hoặc trang bị cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định nghiêm cấm việc trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Vì vậy, để tận dụng nguồn lực từ nước ngoài hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu, sản xuất, trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định này trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ (sữa đổi) cho phủ hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thời hạn 05 năm, sau khi hết thời hạn cơ quan, tổ chức, doanh ngiệp phải làm thủ tục cấp đổi; bên cạnh đó, một số loại công cụ hỗ trợ (dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao, quả nổ, bình xịt hơi cay…) được cấp giấy xác nhận đăng ký không có thời hạn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thấy các loại VK-CCHT đã được cấp giấy phép sử dụng không có sự thay đổi về chủng loại, nhãn hiệu, ký hiệu, số hiệu và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, quản lý, sử dụng; hàng năm cơ quan quản lý cấp phép thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị; trong khi đó, việc cấp đổi giấy phép sử dụng phát sinh nhiều chi phí, thời gian, nhân lực; giấy phép sử dụng và giấy xác nhận đều là loại giấy phép do cơ quan quản lý cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để thực hiện nhiệm vụ với quy trình, thủ tục cấp tương tự như nhau. Vì vậy, để việc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ bảo đảm thống nhất bằng một loại giấy phép thì cần thiết nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều quy định về cấp giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo hướng không quy định thời hạn giấy phép sử dụng và chuyển việc cấp giấy xác nhận đăng ký sang cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ. 

- Một số quy định về việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ còn chưa phù hợp với thực tiễn nên quá trình triển khai thực hiện đã gặp một số khó khăn, vướng mắc sau: Việc quy định tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu trên cơ sở đề án nghiên cứu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là chưa phù hợp với Luật Khoa học và Công nghệ; chưa có quy định về việc đăng ký sản phẩm vật liệu nỗ công nghiệp mới sản xuất, sử dụng tại Việt Nam; việc quy định chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất phải phù hợp với định hướng phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp chưa phù hợp với Luật Quy hoạch; việc quy định tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không hết phải bán lại cho tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng; chưa có quy định về điều chỉnh cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nên gây khó khăn cho cáo tổ chức, doanh nghiệp thực hiện khai thác khoáng sản khi có thay đổi về điều kiện dịa chất, thiết kế khai thác; quy định giấy phép vận chuyền vật liệu nổ công nghiệp chỉ có giá trị cho 01 lượt vận chuyển gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi sử dụng không hết vật liệu nổ phải xin giấy phép vận chuyển về kho. Do đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng vật liện nổ công nghiệp cho phù hợp với thực tiễn.

(3) Kinh nghiệm của một số nước quy định quản lý các loại dao, công cụ phương tiện có khả năng gây sát thương

Qua nghiên cứu, tham khảo luật của 18 nước, gồm: Nga, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Áo, Bỉ, Latvia, New Zealand, Albania, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Scotland, Bắc Ireland, Hong Kong, Italia, Nhật Bản, C06 thấy các nước đều có quy định về khái niệm và công tác quản lý, sử dụng các loại dao, công cụ phương tiện có khả năng gây sát thương như vũ khí, nhưng mỗi nước có quy định khác nhau trong quản lý, sử dụng, như: Bỉ, Hàn Quốc, Latvia, Albania, Trung Quốc, Đan Mạch quy định cụ thể kích thước, loại dao nguy hiểm phải quản lý.

Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, bất cập trên thì cần thiết phải nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân; đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong tình hình mới

2. Nội dung chính sửa đổi trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách cần sửa đổi trong Luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đồng thời phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm để các cơ quan, tổ chức và người dân nhận thức rõ, tạo sự đồng thuận cao, cụ thể như sau:

(1) Sửa đổi khái niệm về vũ khí, công cụ hỗ trợ theo hướng bỏ khái niệm vũ khí thô sơ, súng săn; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khái niệm vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ; bổ sung khái niệm về dao có tính sát thương cao. Lý do, thực tế tội phạm sử dụng vũ khí thô sơ, các loại đao diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước; việc sửa đổi, bổ sung các khái niệm trên sẽ xử lý hình sự ngay các hành vi vi phạm về các loại vũ khí này đáp ứng yêu cầu công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

(2) Sửa đổi, bổ sung 30 Điều liên quan đến thủ tục cấp các loại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm thực hiện cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cắt giảm các loại giấy tờ trong hồ sơ thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính.

(3) Sửa đổi, bổ sung quy định cho phép tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cho, tặng, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Việt Nam để tận dụng nguồn vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ việc nghiên cứu, sản xuất, trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

(4) Sửa đổi, bổ sung quy định việc cấp giấy phép theo hướng thống nhất cấp một loại giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ không có thời hạn và chuyển việc cấp giấy xác nhận đăng ký sang cấp giấy phép sử dụng.

(5) Sửa đổi, bổ sung một số quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hướng quy định tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu vật liệu nổ công nghiệp trên cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương quy định việc đăng ký sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp mới sản xuất, sử dụng tại Việt Nam; bỏ quy định chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất phải phù hợp với định hướng phát triển ngành vật
liệu nổ công nghiệp; quy định tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không hết bán lại cho tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hoặc được phép tiêu huỷ; bổ sung quy định về điều chỉnh cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; sửa đổi quy định cho phép giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp có giá trị cho lượt vận chuyển đi và vận chuyển về đối với trường hợp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không hết

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an đã chỉ đạo nghiên cứu, tổng kết đánh giá toàn diện thực tiễn 5 năm triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, bất cập phát sinh từ thực tiễn; Bộ Công an dự kiến đề xuất 04 chính sách lớn trong Luật (sửa đổi) gồm: 

(1) Hoàn thiện quy định về khái niệm vũ khí, công cụ hỗ trợ, linh kiện vũ khí, công cụ hỗ trợ; khái niệm và biện pháp quản lý dao có tính sát thương cao.

(2) Cắt giảm, đơn giản hóa giấy tờ, hồ sơ quy định trong các thủ tục hành chính về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 

(3) Cho phép tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cho, tặng viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Việt Nam.

(4) Sửa đổi bổ sung một số quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Những nội dung sửa đổi, bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bất cập, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trong tình hình mới.

Cảnh báo tình trạng sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ gây án 

Tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hiện nay mặc dù đã được kiềm chế nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, tình trạng các nhóm đối tượng, nhóm thanh thiếu niên sử dụng hung khí tự chế để giải quyết mâu thuẫn trả thù cá nhân gây án, … gây ra những vấn đề bức thiết trong công tác bảo đảm an ninh trật tự. 

Công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã được Chính phủ, các Bộ, ngành chỉ đạo triển khai quyết liệt trong suốt 5 năm qua. Trong đó, Bộ Công an đã phát huy vai trò nòng cốt, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, triệt phá với tội phạm này. Theo báo cáo của Công an các đơn vị, địa phương, trong 5 năm triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ , các lực lượng chức năng đã đấu tranh phát hiện, bắt giữ 19.384 vụ, 31.013 đối tượng vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Riêng tội phạm chế tạo, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép súng tự chế, vũ khí thô sơ, vũ khí tương tự vũ khí thô sơ (dao, kiếm …), linh kiện để lắp ráp là 14.804 vụ (chiếm 76%), 22.532 đối tượng (chiếm 72,6%); mua bán, vận chuyển trái phép linh kiện để lắp ráp vũ khí 743 vụ (chiếm 3,8%), 745 đối tượng (chiếm 2,4%). Như vậy, tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, vũ khí tương tự vũ khí thô sơ và sử dụng các loại dao gây án tiếp tục diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước (năm 2022 xảy ra 1.127 vụ, 1.782 đối tượng, so với năm 2019 tăng 128 vụ = 12,8 %, 350 đối tượng = 24,4 %).

Cục Cảnh sát hình sự đã chỉ đạo, phối hợp Công an một số địa phương đấu tranh, triệt phá một số chuyên án về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chỉ tính riêng, từ 15/12/2021 đến 15/8/2023, lực lượng Cảnh sát hình sự toàn quốc đã phát hiện, tiếp nhận, xử lý 3.729 vụ việc/ 8.213 đối tượng liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, khởi tố 1.601 vụ / 3.768 đối tượng.

Qua phân tích 31 đối tượng đã bị bắt giữ trong các chuyên án điển hình, Cục Cảnh sát hình sự cho biết: Các đối tượng chủ yếu từ có độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi, không có công việc ổn định, có hiểu biết về công nghệ thông tin và cơ khí để chế tàng trữ, mua bán trái phép đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng, sử dụng dịch vụ bưu chính, đối tượng vi phạm thường tập trung ở những địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT hoặc khu vực biên giới. Mặt khác, hiện nay nổi lên tình trạng các nhóm đối tượng, nhóm thanh thiếu niên sử dụng hung khí tự chế như dao, kiếm, mã tấu, phóng lợn... để đâm chém, giải quyết mâu thuẫn, gây rối trật tự công cụ, chống người thi hành công cụ, diễn biển phức tạp tại một số địa phương, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân cũng là những vấn đề đặt ra trong công tác bảo đảm an ninh trật tự.

Công an các địa phương đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh, bắt giữ xử lý các đối tượng vi phạm, điển hình: ngày 22/8/2022, Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự phá chuyển án bắt giữ 13 đối tượng, thu giữ 366 khẩu súng các loại, trong đó: 12 súng có tính năng, tác dụng tương tự vũ khí quân dụng; 46 khẩu súng CCHT, 308 khẩu súng xếp loại đồ chơi nguy hiểm cùng các loại thiết bị, máy móc dùng để gia công, chế tạo lắp ráp súng. Tiếp đấy, ngày 17/3/2023, Công an tỉnh Đồng Nai phá chuyên án, bắt giữ 7 đối tượng, thu giữ 18 khẩu súng các loại (AR15, K59, Shortgun, hoa cải, rulo..), 1.059 viên đạn các loại và nhiều máy móc, thiết bị để chế tạo lắp ráp súng. Cùng thời điểm, ngày 22/3/2023, Công an tỉnh Bình Dương phá chuyên án bắt 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí, thu giữ 19 khẩu súng các loại (2 súng dài, 17 súng rulo ổ xoay), 350 viên đạn và nhiều dụng cụ để chế tạo súng. Ngày 2/4/2023, Công an tỉnh Thanh Hoá phá chuyên án bắt giữ 4 đối tượng về hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, CCHT, thu giữ 1 khẩu súng AK, 216 khẩu súng các loại, 79 viên đạn quân dụng, 40 kg đạn bi sắt, 1,5 tấn đạn chì, 700 kg kim loại chì và máy móc, thiết bị dụng cụ dùng để sản xuất đạn chì. Ngày 05/7/2023, tại Quang Trung, Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội, đối tượng Nguyễn Trọng Khiêm do mâu thuẫn cá nhân đã dùng kiếm đâm 01 người tử vong. Ngày 28/7/2023, Công an tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công an tỉnh Bến Tre bắt giữ 31 đối tượng về hành vi tàng trữ, vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ, thu 04 khẩu súng ngắn, 01 quả nổ tự chế, 01 bình xịt hơi cay, 01 áo chống đạn và 03 con dao… Như vậy, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, linh kiện lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng, dịch vụ bưu chính vẫn có diễn biến phức tạp, chủ yếu diễn ra ở các tỉnh, thành phố lớn, địa bàn phức tạp ANTT, các đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội kết nối, hình thành các đường dây, ổ nhóm để mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với số lượng lớn, diễn ra trên nhiều địa phương. 

Qua phân tích nguyên nhân và điều kiện phạm tội cho thấy, số đối tượng có nhu cầu mua, sử dụng vũ khí, công cụ để sử dụng vào nhiêu mục đích khác nhau như trưng bày, phục vụ sở thích (tò mò cá nhân), phòng thân, phô trương thanh thế, khoe khoang trên mạng, sử dụng làm hung khí gây án, hoặc mua đi bán lại để kiếm lời từ đó đủ để hình thành “thị trường” mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ. Mặt khác, việc quảng cáo, giao dịch mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ, hướng dẫn lắp ráp, chế tạo, gia công cải tạo các loại súng thông qua các kênh mạng xã hội thiếu sự kiểm soát; việc sử dụng các hình thức liên lạc, thanh toán, vận chuyên qua sim rác, tài khoản ảo bưu chính, thu hộ không có sự xác thực thông tin cá nhân dẫn đến các đối tượng có thể che giấu thông tin; việc kiểm soát hàng hóa vận chuyển (qua bưu chính, qua vận tải hàng hóa, dịch vụ thu hộ...) còn nhiều sơ hở để các đối tượng lợi dụng hoạt động đang là những vấn đề đặt ra trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực này.

Qua thực tiễn phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên thấy, đây là loại tội phạm có độ ẩn cao, luôn có sự đề phòng, cảnh giác; lợi nhuận thu được từ việc mua bán, gia công, chế tạo các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có thể thu lời bất chính từ vài triệu đến hàng trăm triệu đi khi giao dịch thành công một đơn hàng. Đồng thời lợi dụng sự khan hiếm không có yếu tố cạnh tranh, độ ấn cao nên đã kích thích mục đích phạm tội của các đối tượng. Một số đối tượng có thể tự học, nghiên cứu theo các hướng dẫn trên mạng xã hội để mua các linh kiện về chế tạo, sản xuất để bán kiếm lời dễ dàng; việc xử lý hành vi phạm tội gặp khó khăn, khó xử lý hình sự nếu không phải vũ khí quân dụng hoặc vũ khí có tính năng tác dụng tương tự vũ khí quân dụng; mặt khác để đối phó các lực lượng chức năng các đối tượng chia nhỏ các bộ phận, linh kiện rồi gửi nhiều lần nên khó xử lý. Đáng chú ý, chế tài xử lý còn gặp nhiều khó khăn, không tương xứng với hành vi của đối tượng… chủ yếu là xử lý hành chính nên chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn…

Nguyên nhân là do Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ chưa quy định cụ thể về các loại vũ khí tương tự vũ khí quân dụng (súng bắn hơi ga, hơi cồn, sử dụng khí nén); quy định về quản lý của các loại linh kiện chế tạo, sản xuất vũ khí, công cụ hỗ trợ… Chính vì vậy, các đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại súng tự chế (súng bắn đạn ghém, súng săn, súng nén ga, súng nén hơi…), vũ khí thô sơ (các loại dao, lưỡi lê, đao, kiếm, giáo, mác, thương, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ) và linh kiện để lắp ráp vũ khí nếu không kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các đối tượng trên sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu, sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là vấn đề rất bức thiết đặt ra để góp phần bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới.

Tải Đề cương chi tiết tại đây !


Tin khác